chành xe hậu giang

xe chở hàng đi hậu giang

gửi hàng đi hậu giang

TP HCM khó sáp nhập huyện xã vì đất chật người đông

Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM nói đơn vị hành chính cấp huyện, xã của thành phố diện tích nhỏ nhưng quy mô dân số lớn, khó sáp nhập trong giai đoạn tới.

   "Có xã, phường tại TP HCM đạt hơn 2.000% tiêu chuẩn về quy mô dân số", bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM cho biết tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội vụ, sáng 7/7.

   Theo bà Thắm, TP HCM có 11/22 đơn vị hành chính cấp huyện và 217/312 cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích. Tuy nhiên có đến 21 huyện và 223 xã vượt 100% tiêu chuẩn về dân số. Điều này khiến thành phố đối mặt với nhiều khó khăn trong nghiên cứu, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã, đảm bảo cả hai tiêu chuẩn về diện tích và dân số.

   Thời gian tới, TP HCM sẽ nghiên cứu xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố. Sau khi sắp xếp, thành phố sẽ ổn định bộ máy, nhân sự tại các nơi được sắp xếp, nhất là công tác tư tưởng, xử lý tốt vấn đề cán bộ dôi dư.

   Giai đoạn 2019-2021, sau khi sáp nhập huyện xã, TP HCM đã giảm 170 cán bộ, công chức cấp huyện; 100 cán bộ, công chức cấp xã; 124 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

chành xe hậu giang

Phó giám đốc Sở Nội vụ TP HCM Nguyễn Thị Hồng Thắm phát biểu tại hội nghị sáng 7/7

   Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết TP HCM có số lượng huyện, xã phải sáp nhập nhiều thứ hai toàn quốc, chỉ sau Hà Nội. Tuy nhiên, dân số các phường, xã tại TP HCM chênh lệch lớn, có nơi 104 lần. Đơn cử như phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) có 125.890 người, gấp 8,3 lần so với tiêu chuẩn. Ngược lại, phường An Lợi Đông (TP Thủ Đức) chỉ có 1.215 người.

   Vừa qua, Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM đã nêu nhiều nội dung về tổ chức bộ máy, nhân sự, như quy định cấp phó của cấp huyện, số lượng cán bộ, công chức xã. Ông Thăng đề nghị TP HCM phối hợp với Bộ Nội vụ sơ kết mô hình chính quyền đô thị và triển khai nghị quyết của Quốc hội để có giải pháp thực hiện phù hợp.

   Tháng 3/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019-2021. Đơn vị thuộc diện sắp xếp gồm các huyện, xã có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn; khuyến khích việc sắp xếp các đơn vị hành chính còn lại để giảm số lượng.

   Tiêu chuẩn của huyện miền núi, vùng cao là dân số 80.000 và diện tích 850 km2 trở lên; huyện đồng bằng từ 450 km2; quận từ 35 km2 với dân số ít nhất 150.000. Còn quy mô dân số của xã là 5.000 đến 8.000 trở lên, diện tích từ 30 km2.

   Giai đoạn 2019-2021, cả nước sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã, từ đó giảm được 8 huyện và 561 xã. Việc này giúp giảm được 3.437 cơ quan ở cấp xã với 3.600 biên chế; 429 cơ quan cấp huyện với 141 biên chế; giảm chi ngân sách cả giai đoạn hơn 2.000 tỷ đồng.

   Từ năm 2023, toàn quốc tiếp tục sáp nhập huyện xã đến năm 2030, chia làm hai giai đoạn. Đến năm 2025, các đơn vị hành chính sẽ sáp nhập gồm huyện xã có đồng thời cả hai tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số dưới 70%; huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% quy định; xã có diện tích dưới 20% và dân số dưới 300% quy định.

   Đến năm 2030, toàn quốc sáp nhập huyện xã có cả hai tiêu chuẩn về diện tích và dân số dưới 100% quy định; huyện có diện tích dưới 30% và dân số dưới 200% quy định; xã có diện tích dưới 30% và dân số dưới 300% quy định.

   Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, thành phố đã sắp xếp bộ máy, cán bộ, công chức tại 175 phường; giảm 125 biên chế. Ông đề nghị Bộ Nội vụ sớm tham mưu sửa đổi các văn bản về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, trong đó bổ sung số lượng công chức làm việc tại phường theo dân số và diện tích tăng thêm; hoặc tăng chế độ với công chức ở phường đông dân.

   Ông Cảnh cũng đề nghị có phương án giao chỉ tiêu biên chế với các nơi có khối lượng công việc lớn, "tránh cào bằng, không đủ nhân lực hoàn thành nhiệm vụ".

   Ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng cho rằng tiền lương và chế độ với cán bộ, công chức, viên chức thành phố chưa tương xứng với mặt bằng thu nhập và tính chất, khối lượng công việc đảm nhận. Ông đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội để thống nhất cho thành phố thực hiện cơ chế đặc thù tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức. Tiền để tăng thu nhập lấy từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của thành phố.

Chia sẻ:
Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát
Copyright © 2017 Công Ty TNHH Dịch Vụ Giao Nhận Vận Tải Tiến Phát. All rights reserved.Design by Nina.vn
Zalo
0909.740.033
chiduong
facebook